Mua quần áo chất lượng là một công việc khó, cần phải phân biệt giữa mua một món hàng tốt và một món chạy theo xu hướng, việc mua một món hàng tốt có giá trị sử dụng lâu dài tất nhiên sẽ khiến bạn phải làm việc thêm nhiều giờ, tuy nhiên, chúng xứng đáng.
Ngày nay khi mua quần áo, mọi người đều muốn sự chất lượng. Giả dụ như chất lượng là một thứ hữu hình, chúng có xuất hiện theo cách riêng nào đó mà mắt thường có thể nhìn thấy không? Điều này chỉ là giả thiết, nhưng nếu lấy xuất xứ và nhà sản xuất hay những yếu tố khác khiến chúng đáng được thanh toán một khoản đáng kể thì may ra chúng ta có thể ‘định vị’ được chất lượng.
Ảnh: fashionbeansKhái niệm về chất lượng cũng vượt ra ngoài một số yếu tố truyền thống như nơi chốn, người làm và cả điều kiện của nơi mà bạn mua quần áo. Một bộ suit có mác “Made in China” nói lên điều gì, hoặc một món đồ có mã vùng ở London nhưng không hề cụ thể, chi tiết? Chúng ta đang ở thời kỳ mà việc mua sắm quần áo cũng như việc sản xuất chạm đỉnh nhu cầu và bạn sẽ rơi vào sự lúng túng nếu không có những tiêu chuẩn riêng cho mình.
Do đó, ELLE Man sẽ chia sẻ với quý độc giả “ngọn hải đăng” để việc mua quần áo trở nên chất lượng hơn. Dưới đây,là hướng dẫn của Josh Sims – tác giả bài viết “Mua ít nhưng chất hơn” được đăng tải trên trang Fashion Beans.
Công nghệ dệt may trong nhiều năm trở lại đây đã tiến xa hơn bao giờ hết và không khó để bạn tìm được những quảng cáo về chất liệu vải tốt, có công năng đặc biệt nào đó. Do đó, bạn phải hiểu được loại vải mà bạn sắp mặc lên người nó có tác dụng gì; chẳng hạn như cotton dễ chịu, mát vào mùa Hè và ấm vào mùa Đông nhưng phải tùy cách dệt, độ nặng nhẹ ảnh hưởng đến cảm giác khi mặc.
Đó cũng là một lý do tại sao chất liệu vải lại liên quan đến chất lượng, và khi mua quần áo, bạn cũng cần hãy cân nhắc xem chúng có dễ mặc hay bảo quản không. Nói tóm lại, quần áo chất lượng cho bạn cảm giác tự tin khi mặc vào, có công năng tốt, thuận tiện sử dụng và bảo quản. Bạn cũng cần chú ý đến việc tuy là cùng một chất liệu vải, nhưng ở phiên bản ‘giá rẻ’ và ‘sang chảnh’ vẫn có sự khác biệt.
Có nhiều quốc gia từ lâu đã giành được tiếng tăm trên khắp thế giới bởi việc sản xuất quần áo, đồ dùng may mặc vô cùng chất lượng. Đó là lý do tại sao mác “Made in UK” hay “Made in Italy” lại đem đến cho người tiêu dùng một cảm giác tin tưởng, tự hào đến thế. Cụ thể hơn, những quốc gia đó là chuyên gia trong một số lĩnh vực nhất định như: giày dép của Anh quốc, len đan Scotland, đồ may mặc sẵn của Ý hay đồ raw denim của Nhật Bản.
Trong khi những công ty may mặc ở Ý đang được thừa hưởng thứ tài sản vô hình của nhãn hiệu quốc gia thì một số quốc gia khác trong Liên minh châu Âu đề nghị rằng nên để chung một mác “Made in EU”. Ở đây chúng ta không nói đến việc các quốc gia đó không có khả năng sản xuất ra quần áo chất lượng vì thực tế rằng trong nhiều năm trở lại đây, thời trang đến từ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ.
Ảnh: Emirates 24/7Nhà thiết kế đồ may đo đến từ Anh – Tony Lutwyche – nói rằng: “Bạn có thể tìm thấy nhiều quần áo chất lượng tại Trung Quốc vì họ đã sở hữu công nghệ dệt may tiên tiến từ lâu và chất lượng làm ra trong những sản phẩm khác nhau vô cùng đồng đều, đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn mới. Điểm khác biệt lớn nhất ở đây chính là một số quốc gia sở hữu thứ tài sản vô hình nói trên và nó cũng phản ánh rằng cách đối đãi với người công nhân trong khâu sản xuất.”.
Hiện nay, vì luật pháp của những quốc gia về sản xuất hàng hóa đã được thắt chặt nên việc mua quần áo của bạn cũng không cần quá quan trọng xuất xứ nữa bởi chính phủ hiểu rằng: một món đồ có chất lượng được đưa ra thị trường sẽ phản ánh toàn bộ những thứ khác từ nhà sản xuất.
Có một sự thật rằng có nhiều nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới và gắn liền với kinh nghiệm chuyên môn – thứ tạo ra giá trị vô hình cho sản phẩm – như Barbour nổi tiếng với cotton jacket, Tommy Hilfiger với đồ lót, vali của Louis Vuitton, khăn lụa của Hermes, áo khoác vải gabardine của Burberry, đồ denim của Levi’s hay Red Wing với những đôi boot, … Trong khi một số nhãn hiệu khẳng định tên tuổi theo năm tháng, số còn lại đi theo con đường ngắn hơn thông qua quảng cáo nhưng số tiền là dành cho quảng cáo chứ không phải đầu tư phát triển sản phẩm.
Lutwyche chỉ ra: “Mua quần áo của một số nhãn hiệu nhất định có thể khiến bản tự tin hơn về bản thân nhưng chúng không phải là thước đo tự nhiên nhắm đến chất lượng. Giá trị của một nhãn hiệu thay đổi theo giai đoạn phát triển và thậm chí những nhãn hiệu tên tuổi cũng phải trải qua một thời gian trượt dài vì lùm xùm về chất lượng.”.
Ảnh: fashionbeansDo đó, sẽ có những vấn đề về chất lượng mà các thương hiệu nổi tiếng không thể khắc phục những những sản phẩm có tên tuổi mà bạn chưa bao giờ nghe có khả năng đáp ứng điều đó. Becky French – Giám đốc Sáng tạo của Turnbull & Asser – nói: “Mỗi thương hiệu đều có sứ miệng riêng hướng đến chất lượng cao nhất trong khi người tiêu dùng muốn biết được thương hiệu đó đại diện cho điều gì, và quan trọng nhất, họ muốn thấy hành động thực hiện sứ mệnh đó. Do đó, thương hiệu là một công cụ gầy dựng niềm tin.”.
Lutwyche đưa ra quan điểm: “Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi người tiêu dùng sẵn sàng trả 3£ cho tách latte nhưng miễn cưỡng 2£ cho chiếc áo thun. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, bạn không thể chi tiền mà không cân nhắc khả năng kinh tế. Nói cụ thể hơn là ở cái giá đó, công đoạn sản xuất sẽ không đầu tư nghiêm túc vào chất lượng của chiếc áo thun, do đó, bạn hãy mua quần áo theo tiêu chí chất lượng dù giá cả có cao hơn”.
Bạn mua quần áo với tiêu chí số lượng lớn nhưng mặc một năm rồi bỏ hay một vài cái áo hoặc quần nhưng có thể thách thức thời gian? Nói thì dễ, làm mới khó, một chính sách mua hàng khôn ngoan bạn để tự thiết lập ngay bây giờ chính là hãy mua ít hơn nhưng chất hơn. Lutwyche nói rằng: “Mua quần áo chất lượng là một công việc khó, cần phải phân biệt giữa mua một món hàng tốt và chạy theo xu hướng, điều này khiến bạn phải làm thêm nhiều giờ, tuy nhiên, chúng xứng đáng”.
MASSI.VN